Lãnh đạo Thành phố
Về quê hương nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam

Nguyễn Thị Duệ còn có tên là Nguyễn Ngọc Toàn, hiệu là Diệu Huyền, tên vua ban là Tinh Phi tức Sao Sa, bà sinh ra tại tổng Kiệt Đặc, Chí Linh (nay là phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ngọc Toàn là người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh trác việt và đức độ hơn người.

 
Đền thờ bà Nguyễn Thị Duệ.

Nguyễn Thị Duệ sinh ra trong một gia đình canh nông nhưng hiếu học. Ngay từ thuở thiếu niên bà đã tỏ ra có bản lĩnh quyết đoán và rất thông minh. Bà được gia đình cho giả trai, lấy tên là Nguyễn Văn Du đi học cùng chúng bạn. Văn Du học rất giỏi, mới 9 tuổi đã thuộc làu kinh sử, tinh thông thơ phú, khiến bạn bè nể phục. Nhưng Văn Du càng lớn, da càng trắng hồng, tiếng nói thì ỏn ẻn như con gái... Biết không giấu nổi thân phận nữ nhi, gia đình đã mời thầy họ Cao về dạy học cho Văn Du tại tư gia. Nguyễn Thị Duệ càng lớn lên nhan sắc càng tuyệt thế, thông minh hơn người, có chí khí và đức độ.

Nguyễn Thị Duệ sinh ra và lớn lên giữa thời kỳ Trịnh Mạc phân tranh với những biến động liên tiếp trong lịch sử. Ngày 25 tháng 11 năm Nhâm Thìn (1592), quân Trịnh đánh vào huyện Kim Thành, Mạc Mậu Hợp - vua thứ 5 của triều Mạc bỏ chạy, Thái hậu nhà Mạc bị bắt về Thăng Long, tới sông Bồ Đề, nhảy xuống tự vẫn. Mạc Mậu Hợp trao hết quyền cho con trai là Toàn và tôn lên làm vua, còn mình lẩn trốn trong chùa Mô Khuê, rồi bị quân Trịnh bắt treo sống 3 ngày và chém đầu ở bãi cát Bồ Đề... Thời gian này, Nguyễn Thị Duệ khoảng 20 tuổi, cùng gia đình chạy theo nhà Mạc lên Cao Bằng. Sống trong loạn lạc, bà vẫn chăm chỉ học hành.

Sau khi xây thành, đắp lũy, ổn định vị thế ở Cao Bằng, năm Quang Hưng thứ 17 (1594) vua nhà Mạc là Kính Cung mở

Trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Thị Duệ là người tiên phong đấu tranh giải phóng mình, mở đầu cho cuộc cách mạng về giới - người nữ Tiến sĩ đầu tiên của đất nước đầy bản lĩnh và tự tin, khẳng định tài năng trí tuệ trên chính trường làm rạng danh giới nữ đất Việt.
khoa thi hội kén chọn nhân tài. Nguyễn Thị Duệ giả trai đi thi cùng với thầy giáo của mình. Sau khi chấm bài, khớp phách, bà được điểm cao đỗ đầu, thầy giáo của bà đỗ thứ hai. Khi vào dự yến vua Mạc, thấy diện mạo giống nữ nhi, xét hỏi biết được sự thật, nhà vua đã không xét tội mạo danh mà còn giữ nguyên học vị phong là Tinh Phi (Sao Sa). Tài sắc của Nguyễn Thị Duệ thiên hạ khó ai bì. Dưới con mắt của vua Mạc, nàng Duệ là “ngôi Sao Băng trên trời sa xuống”. Nàng được nạp cung và được vua Mạc rất sủng ái, giao cho việc dạy các phi tần.

Tục truyền rằng, bà rất khéo khuyến khích mọi người học tập. Mỗi tháng hai kỳ, bà ra đề văn rồi sai người từ kinh đô mang về. Bài làm xong, giao cho Hội tư văn niêm phong lại, rồi nộp cho bà. Tự bà chấm bài, đăng tên những người có bài và điểm lên bảng ở văn chỉ các làng xã... Có thể khẳng định, bà chính là người khai mở chương trình giáo dục từ xa của nước Việt.

Bà được vua ban “Lộc điền” dọc theo sông Kinh Thầy, dân gian gọi là Dải yếm bà chúa Sao Sa. Bà trích 10 mẫu ruộng để thưởng cho những tân khoa của làng luân phiên cày cấy, thu hoa lợi, nhằm khuyến khích người sau gắng sức học tập. Khi tuổi cao, bà xuất gia đi tu ở chùa Vụ Nông, hạt Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, lấy hiệu là Diệu Huyền. Năm 80 tuổi, bà xin về quê, dựng am Đàm Hoa trước mộ tổ, trên đỉnh đồi Mâm Xôi ở chân núi Phượng Hoàng, cách chùa Huyền Thiên 200m về phía Nam để ở.

Nhân dân xã Kiệt Đặc - quê hương bà - đều một lòng kính trọng tôn làm hậu thần, gọi bà là Bà Chúa Sao Sa. Bà rộng xem kinh Thánh, thông suốt Phật giáo, hưởng bổng lộc nhiều nhưng sống rất thanh đạm. Bà lập ra quy ước, định rằng những ngày giỗ tổ nội ngoại, ngày sinh (14/3), ngày hóa khi bà trăm tuổi, đều dùng cỗ chay, oản quả cúng lễ và lệ đó truyền mãi về sau. Bà qua đời khi đã ngoài 80 tuổi, di hài của bà được mai táng bên cạnh mộ tổ, trên xây một ngôi tháp bằng gạch hồng, hai bên khắc 10 chữ “Lễ Phi sinh thông tuệ, nhất kính chiếu tam Vương”. Đến cuối triều Hậu Lê (thế kỷ XVIII), lăng mộ của bà được các sử gia xếp vào hàng “bát cổ” của huyện Chí Linh, Tháp mộ có tên là Tinh Phi cổ tháp.

Người đời mến mộ coi bà như Nghiêu Thuấn trong giới phụ nữ, thần tiên trong cõi đời. Bà là một nhà giáo mẫu mực được 3 triều đại trọng dụng giao việc dạy lễ nghi, chấm quyển thi Đình và văn bài sĩ tử dưới triều Lê Trịnh; người đầu tiên thực hiện việc dạy học từ xa, mà sau 4 thế kỷ, chúng ta mới bắt đầu thực hiện.
 
Báo Công thương 
Các tin mới hơn
Lãnh đạo Thành ủy- HĐND- UBND thành phố:(30/05/2021)
Tiếp tục phát huy truyền thống văn hiến, đưa TP Chí Linh ngày càng phát triển bền vững(21/04/2019)
Hành trình phát triển đô thị Chí Linh: Bước ngoặt quan trọng(21/04/2019)
Chí Linh tạo dấu mốc phát triển mới(21/04/2019)
Sức vươn thành phố trẻ Chí Linh(21/04/2019)
Các tin cũ hơn
Chí Linh mùa na chín(17/04/2019)
Thị xã Chí Linh (Hải Dương): Vùng đất của tâm linh và lễ hội(17/04/2019)
Khám phá rừng phong lá đỏ Tam Ban(17/04/2019)
Xin chữ tại Lễ hội đền Chu Văn An(17/04/2019)
Nức tiếng bánh dày làng Đại(16/04/2019)
Thông báo
Công văn của UBND thành phố tăng cường đảm bảo công tác PCCC và CHCN đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke trên địa bàn.
Thông báo tuyển dụng viên chức Ban quản lý dự án và đầu tư xây dựng cơ bản thành phố Chí Linh
Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thành phố Chí Linh
QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu dân cư Chi Ngãi, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỷ lệ 1/500.
Thông báo về việc thăm dò dư luận xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 năm 2023.
Thông báo về việc sử dụng các phương thức thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú kể từ ngày 01/01/2023
Lịch làm việc
Tìm kiếm
Truyền hình
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín